các bạn tự tìm sách trên google theo gợi ý bên dưới nhé!
handout_transmission line_vi.pdf
ktsct_duongdaytruyensong_hesophanxa_trokhang.pdf
lect01_telegraphersequations.pdf
lect02_tlparameters_refl.pdf
lect03_tl_swr_lineimpedance.pdf
transmission_line_slides2010.pdf
transmissionlinetheory.pdf
bài tập lớn kỹ thuật siêu cao tần 2015 2.pdf
báo cáo bài tập lớn môn kĩ thuật siêu cao tần.docx
báo cáo bài tập lớn môn kĩ thuật siêu cao tần.pdf
11377260_871464806267714_2542981156981223141_n.jpg
|
Môn học nhằm trang bị cho học viên kiến thức cơ sở về kỹ thuật phân tích mạch điện ở tần số siêu cao dựa trên lý thuyết đường dây truyền sóng và ma trận sóng, là cơ sở cho môn học tiếp theo “Mạch siêu cao tần”
Môn học giới thiệu những khái niệm căn bản và những kiến thức cơ sở về kỹ thuật phân tích mạch điện ở tần số siêu cao, nơi mà các phương pháp phân tích mạch cổ điển không còn chính xác nữa. Nguyên lý căn bản dựa trên khái niệm thông số phân bố và ma trận tán xạ của các phần tử mạch điện.
Nội dung môn học gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu khái niệm đường dây truyền sóng, hệ số phản xạ, hệ số sóng đứng, trở kháng đường dây.
Chương 2: Cấu trúc và ứng dụng của đồ thị Smith trong phân tích và thiết kế mạch siêu cao tần.
Chương 3: Ma trận tán xạ, các đặc tính và ứng dụng.
Sinh viên còn có thể tìm hiểu nhiều khái niệm sâu hơn về các mạch chuyên dụng siêu cao tần ở môn học tiếp theo: Môn Mạch siêu cao tần.
Nội dung
Chương 1: ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG
I/ KHÁI NIỆM.
II/ PHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN SÓNG TRÊN ĐƯÒNG DÂY.
1/ Mô hình vật lý. Các thông số sơ cấp.
2/ Phương trình truyền sóng.
3/ Nghiệm của phương trình truyền sóng. Sóng tới và sóng phản xạ.
4/ Các thông số thứ cấp.
III/ CÁC MÔI TRƯỜNG TRUYỀN SÓNG THỰC TẾ.
IV/ HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ SÓNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY. HỆ SỐ PHẢN XẠ.
V/ TRỞ KHÁNG ĐƯỜNG DÂY. DẪN NẠP ĐƯỜNG DÂY.
1/ Định nghĩa.
2/ Công thức tính trở kháng đường dây.
3/ Các trường hợp đặc biệt.
4/ Trở kháng đường dây chuẩn hóa.
5/ Quan hệ giữa trở kháng đường dây và hệ số phản xạ.
6/ Dẫn nạp đường dây.
VI/ HIỆN TƯỢNG SÓNG ĐỨNG. HỆ SỐ SÓNG ĐỨNG.
1/ Hiện tượng sóng đứng.
2/ Hệ số sóng đứng.
VII/ CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN SÓNG CỘNG HƯỞNG VÀ PHẢN CỘNG HƯỞNG.
Chương 2: ĐỒ THỊ SMITH
I/ GIỚI THIỆU.
II/ CÁC ĐỒ THỊ VÒNG TRÒN.
1/ Phép biểu diễn z trong mât phẳng phức .
2/ Phép biểu diễn trong mât phẳng phức z.
III/ ĐỒ THỊ SMITH.
1/ Mô tả.
2/ Đặc tính.
IV/ ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA ĐỒ THỊ SMITH.
1/ Vẽ vector điện áp và dòng điện trên đồ thị Smith.
2/ Tính hệ số sóng đứng, hệ số phản xạ và trở kháng đường dây.
3/ Tính trở kháng mạch phức hợp.
V/ PHỐI HỢP TRỞ KHÁNG TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN SÓNG.
1/ Phối hợp trở kháng bằng mạch điện tập trung hình hoặc .
2/ Phối hợp trở kháng bằng đường dây nối tiếp.
3/ Phối hợp trở kháng bằng một dây chêm.
4/ Phối hợp trở kháng bằng hai dây chêm.
MOSFET
Chương 3: MA TRẬN TÁN XẠ
I/ KHÁI NIỆM.
II/ MA TRẬN TÁN XẠ. CÁC HỆ SỐ.
1/ Dẫn dắt ban đầu.
2/ Ma trận tán xạ S.
III/ LIÊN QUAN GIỮA MA TRẬN TÁN XẠ VÀ CÁC MA TRẬN ĐẶC TÍNH KHÁC.
1/ Ma trận trở kháng.
2/ Ma trận dẫn nạp.
3/ Ma trận truyền đạt.
4/ Ma trận ABCD.
IV/ ĐO ĐẠC CÁC HỆ SỐ CỦA MA TRẬN TÁN XẠ.
1/ Phương pháp đo trực tiếp.
2/ Phương pháp đo gián tiếp.
V/ MA TRẬN TÁN XẠ CỦA MỘT SỐ MẠNG HAI CỬA ĐƠN GIẢN.
Dự trữ
|
|
Hiểu và nắm vững lý thuyết đường dây truyền sóng
Sử dụng thành thạo đồ thị Smith để tính toán các mạch siêu cao tần phân bố đơn giản và tính toán các mạch phối hợp trở kháng.
Hiểu và nắm vững lý thuyết mạng nhiều cửa siêu cao tần và ma trận tán xạ |
|
[1] Vũ Đình Thành KỸ THUẬT SIÊU CAO TẦN - NXBKHKT – 1997
[2] Samuel Y. Liao, Microwave Circuits and Devices, Prentice Hall, 1987
[3] David M. Pozar, Microwave Engineering, Addison-Wesley Publishing Co., 1993. |